Tag Archives: collectivelessons

Về sống kỷ luật

Hnay mình được cô giáo dạy yoga khen chăm chỉ, hiếm khi bỏ buổi tập. Ồ! Với người khác có lẽ đây là lời khen chẳng có gì tự hào, nhưng với mình đó là một sự thừa nhận cho nỗ lực sống kỷ luật của mình trong 6 năm qua! Mình rất vui!

Mình từ nhỏ vốn là một đứa trẻ sống theo cảm xúc. Có thể ngày mai thi Văn nhưng hôm nay thích học Toán thì mình sẽ lôi bài vở Toán ra học, còn mấy tiếng đến giờ thi Văn thì mới ôn vội ôn vàng. Đã rất nhiều lần mình phải trả giá cho những hành động “dở hơi” như vậy, rẻ có đắt có.

Bố mẹ mình cũng là những người rất thoáng, và một phần bận bịu làm ăn nên cũng không thúc ép hay định hướng mình trong chuyện học hành. (Dù sau này nhìn lại, bố mẹ mình là những con người sống có kỷ luật thép mà hồi nhỏ mình không hề nhận ra và học hỏi được tí gì!)

Sau này khi lớn lên, và nhất là khi đi du học, nhiều lần mình phải trả giá bằng tiền mặt cho tính vô kỷ luật của mình. Mình phải trả đâu đó hơn 90 USD vì nộp tiền học nhầm tài khoản, suýt mất 90 USD khác vì đi pick up bảng điểm muộn, bị roommate dằn dỗi vì đã hẹn đi chợ cùng nhau rồi lại huỷ phút chót…

Sau nhiều bài học đau lòng như vậy (không gì đau hơn nỗi đau mất tiền), mình nhận ra mình đã có thể tránh được những hậu quả không đánh có đó bằng cách sống có kỷ luật, trách nhiệm với bản thân hơn một chút.

Rồi khi đi làm, mình gặp nhiều người thành công xung quanh và ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Mình thấy họ đều có chung một điểm là sống có kỷ luật và tôn trọng nguyên tắc của bản thân. Kể cả trong lĩnh vực nghệ thuật, khi sự sáng tạo và tài năng thiên bẩm dường như luôn được đặt lên hàng đầu, thì những người nghệ sĩ thành công mình gặp đều là những người chăm chỉ và đề cao sự chăm chỉ trong sáng tác nghệ thuật. Mình chưa thấy ai ở xung quanh mình lười biếng, vô kỷ luật mà lại thành công cả.

Mình cũng đã có thể là một học sinh thành công hơn nếu mình kiên trì và chăm chỉ hơn nữa.

Từ đó mình đặt ra mục tiêu phải trở thành một người sống có kỷ luật và nguyên tắc hơn, dần rũ bỏ con người ngẫu hứng đến khó chịu của mình.

Mình không khoan nhượng với sự trì hoãn và không bỏ cuộc giữa chừng đối với cả những thứ nhỏ nhất.

Mình học bố mình cứ đi du lịch về, thay vì nằm dài nghỉ ngơi như trước, sẽ ngay lập tức dỡ hết đồ đạc ra cất hoặc giặt và đi phơi valise. (Hồi đi du học về, mình để nguyên đồ trong valise đến cả mấy tháng trời!)

Mình học mẹ huấn luyện bộ não hoạt động theo chế độ autopilot cho chuyện tập tành. Tức là, cứ đến đúng giờ và đúng ngày sẽ xách đồ đi tập, không được có bất kỳ suy nghĩ nào khác.

Mình hoàn thành mọi khoá học mà mình tham gia, không bỏ dở giữa chừng như hồi nhỏ. 2020 mình kiên trì đi học 3 buổi tối/tuần (sau giờ làm đến tối muộn) lớp tiếng Anh Thầy Vũ và chỉ nghỉ đúng 2 buổi học cuối vì trùng với ngày cưới. 2019 mình có tham gia một lớp tiếng Nhật kéo dài 3 tháng, học sau giờ làm. Nhưng mình không nghỉ một buổi học nào, và dù có thay đổi kế hoạch không đi Nhật nữa, mình vẫn hoàn thành nghiêm túc khoá học và thi cuối kỳ với điểm 9x/100 (x cũng lớn mà không nhớ chính xác hihi). 2018 mình cũng học 2 khoá vẽ màu nước, cũng không bỏ khoá nào và đều làm bài tập đầy đủ.

Mình cân nhắc thời gian biểu mỗi khi hẹn ai đó và không huỷ hẹn vào phút chót nữa. Mình thà từ chối không hẹn từ đầu. Đến bây giờ, nhiều khi mình là người bị cho leo cây, hoặc là người duy nhất xuất hiện ở lớp học online. Bất ngờ chưa!

Thật sự để ép bản thân vào khuôn khổ như vậy không chỉ ngày một ngày hai là được. Có đôi lúc mình còn bị những người xung quanh chỉ trích là sống như bà già (of course đó là những người sống vô kỷ luật lắm nên mình ko quan tâm hihi). Nhưng cuối cùng mình cũng đã làm được và mình rất tự hào về bản thân mình.

Bây giờ mình đã giống 3 người còn lại trong nhà hơn một chút rồi! (Em trai mình cũng là người sống khá kỷ luật, sáng nào cũng dậy đi bơi, ngày nào cũng tập cardio và chơi đàn!)

Mình muốn ghi lại hành trình nhỏ nhoi trong 6 năm qua của mình để làm cảm hứng cho chính mình, hoặc cho ai đó tình cờ đọc được bài viết này!

Mưa thu tháng mười một

Chỉ là đang nhớ người yêu da diết.

Anh đi đám cưới bạn đại học ở Nam Định và Hoà Bình đến hết Chủ Nhật mới về.

Dạo này cả hai đứa đều bận. Team mình understaffed, nhiều việc nhiều áp lực lại không được ở gần anh, cả ngày chỉ muốn khóc.

Hôm qua hai đứa định tranh thủ đi ăn với nhau buổi trưa, nhưng công ty anh lại tổ chức đám cưới cho sếp. Mình đành vác mặt mo đi cùng công ty anh chỉ để gặp anh một lát. Được anh ôm một lúc thấy đỡ tủi thân đi phần nào.

Dạo này tâm trí mình rối bời hết cả lên. Từ trước đến giờ mình luôn quyết định theo cảm tính hơn là lý trí và khi nhìn lại, mình đều thấy quyết định cảm tính của mình không được khôn ngoan lắm. Nhưng biết làm thế nào giờ, mình yêu anh lắm. Chưa bao giờ mình tính đến tương lai, mình chỉ biết hiện tại chúng mình yêu nhau, như thế là đủ rồi phải không?

03 yếu tố cần cân nhắc khi học LL.M. (Master of Law)

Post lại một status trên FB (với mộng biến trang wordpress này thành trang chia sẻ kinh nghiệm học và thực tập luật bên Mỹ)

Phải công nhận mình là một đứa mèo mù vớ cá rán.

Nếu quay trở lại hai năm trước đây lúc tìm hiểu về các trường để học LL.M., mình nhất định sẽ cân nhắc 3 yếu tố sau đây:

1. Yếu tố hàng đầu và quan trọng nhất: sinh viên quốc tế (sinh viên LL.M.) có nhiều cơ hội được học với sinh viên Mỹ hay không?

Có một điều dễ hiểu là, nếu trường càng nhiều sinh viên quốc tế thì khả năng sinh viên quốc tế học cùng nhau càng nhiều, vì vậy cơ hội học với sinh viên Mỹ càng ít. Không tính đến việc thiệt thòi vì ko được nói tiếng Anh với người bản xứ, sinh viên LL.M. còn không có cơ hội được tiếp xúc với tư duy luật của sinh viên Mỹ (không phải vì sv Mỹ thông minh hơn sv quốc tế – nhiều khi ngược lại mới đúng :)), mà vì sv luật ở Mỹ đều đã học qua một bằng cử nhân trước khi đi học luật nên background của sinh viên đa dạng và mang đến những góc nhìn khác nhau về luật pháp.)

2. Giáo sư của trường sẽ học, cụ thể hơn là ngành sẽ học, là những người như thế nào?

Không phải cứ Giáo sư có tiếng tăm là sẽ dạy tốt, điều này ai cũng biết. Chương trình LL.M. thường chỉ có hai học kỳ trôi nhanh như đại bác. Nếu ai thích nghi tốt cũng phải 1-2 tháng mới làm quen được với môi trường học, nếu Giáo sư không dành nhiều thời gian để giúp đỡ sinh viên mà chỉ chăm chăm vào nghiên cứu của riêng mình thì quả thật sinh viên sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Ngoài ratemyprofessor, hoặc hỏi alumni của trường về cách dạy của giáo sư ra, thì mình không biết có cách nào khác để tìm hiểu vấn đề này hay không. Nếu anh, chị hoặc bạn nào biết thì giới thiệu cho em với ạ.

3. Yếu tố cuối cùng, có thể quan trọng hoặc không tuỳ mục đích đi học của mỗi người là gì: Sinh viên quốc tế có nhiều cơ hội thực tập không?

Mình là đứa vừa tốt nghiệp xong thì đi học luôn, không một mảnh kinh nghiệm vắt vai (mảnh tình cũng không but it’s irrelevant :))), nên khi học LL.M. rất muốn tranh thủ thực tập và học hỏi. Mình không biết nhiều về các trường khác và các nơi khác, nên chỉ dám lấy trường mình đang học ra làm ví dụ minh hoạ. Ở tiểu bang mình đang ở, trường luật của mình có ranking cực thấp so với các trường khác cùng bang, nhưng sinh viên của trường luôn có nhiều cơ hội làm việc và thực tập tại các công ty lớn của bang. Lý do đơn giản là vì trường nằm ở thủ phủ bang và cạnh các cơ quan trung ương, các công ty lớn. Bên cạnh đó, trường còn tạo lập được mối quan hệ tốt với các nhà tuyển dụng bằng cách mời những người này về cộng tác giảng dạy (gọi là adjunct professors).

Ba yếu tố trên đây mình không hề tính đến khi quyết định đi học ở trường này nhưng rút ra được sau khi hoàn thành chương trình học. Mình quả thật là con mèo mù may mắn (trộm vía) vì không những được học 20/25 tín chỉ với sinh viên Mỹ, được các Giáo sư tận tình giúp đỡ mà còn được thực tập ở một law firm với “chú” sếp vừa đẹp trai vừa giỏi giang, và thực tập hè ở Toà tối cao bang với Thầy Thẩm phán vĩ đại nhì tiểu bang. Nhưng có thể không phải ai cũng sẽ được may mắn như vậy nếu không tìm hiểu kĩ càng, nên mình quyết định viết cái xì ta tút ngắn gọn này mong giúp ích được gì đó.

Nếu có ích xin vui lòng comment hoặc like để mình có động lực viết tiếp :”>

Đọc xong The Great Gatsby

Thực ra là còn 1 chap nữa nhưng Gatsby chết rồi nên có lẽ viết review được rồi :v Ôi đúng là proscastinator, quyển này từ lúc bắt đầu đọc đến giờ là 12 tuần (check ở instagram chứ mình hẻm nhớ kĩ thế).

Thực ra đưa ra nhận xét gì bây giờ thì mình thấy cũng không được công tâm cho lắm, vì mình đọc bản tiếng Anh mới 1 lần, trong thời gian dài như vậy cách quãng cũng lâu. Tại sao sợ không công tâm? Vì ai cũng nói đây là tuyệt tác này nọ nhưng mình đọc thấy cũng bình thường 😦 không thể sánh bằng Rừng Na-uy hay Ruồi trâu, Nỗi buồn chiến tranh. Vì ai cũng khen Gatsby, nhân vật chính là Gatsby nhưng mình thích Tom Bunchanan hơn, còn đồng ý rằng con mẹ Daisy đúng là bitchy 😦 Ở Tom  mình thấy khí chất đàn ông rất mạnh mẽ, là kiểu người đàn ông mà bất cứ phụ nữ nào cũng sẽ muốn được dựa vào – ờ – vì thế mà hắn có bồ >.< Còn Gatsby đúng là kiểu đàn ông yếu đuối, lụy tình, vì thế mà ngu ngốc.

Carraway, hay là tác giả, nói về Gatsby sau cái chết của anh này như sau, mà mình chủ yếu viết note này là để trích lại câu ấy răn dạy chính mình :))

I have an idea that Gatsby himself didn’t believe it would come, and perhaps he no longer cared . If that was true he must have felt that he had lost the old warm world, paid a high price for living too long with a single dream.